Cốc nấu cơm nát Pigeon có chức năng tương tự giống nồi nấu cháo dành riêng cho bé, nhưng có điểm khác biệt đó là nồi nấu cháo đặt trên bếp còn cốc nấu cơm nát trong nồi cơm điện nấu cơm của cả nhà rất thuận tiện cho mẹ bận rộn không được trang bị nhiều thời gian.
Bộ sản phẩm bao gồm: cốc, 1 rây nghiền, hộp đựng, nắp & thìa.
chúng ta sử dụng thìa (đi kèm) để đong gạo vào cốc
Cốc nấu cơm nát Pigeon có vạch chia chính xác và thìa đi kèm
Các mẹ có thể tham khảo cách nấu cơm nát pipeon qua hình ảnh
Tham khảo cách 1: Cách nấu Cháo - Bột bàng cốc nấu cháo cho trẻ ăn dặm
- Dùng thìa trong set bộ chế biến ăn dặm Pigeon để đong lượng gạo định nấu cháo:
Bé từ 5 đến 6 tháng - 1 đến 3 thìa gạo - Cháo loãng (10 lần)
Bé từ 7 đến 8 tháng - 2 đến 5 thìa gạo - Cháo vừa phải (7 lần)
Bé từ 9 đến 11 tháng - 3 đến 8 thìa gạo - Cháo đặc (5 lần)
- Đong lượng gạo định nấu vào trong bát, nắp lưới, đổ nước vào rồi rửa gạo.
- Đổ nước nấu cháo theo mức vạch trên bát hấp.
Ví dụ nấu cháo loãng (10 lần), khi nấu 2 thìa gạo thì đổ nước đến mức vạch số 2.
- Đặt cốc nấu cháo cho bé vào giữa nồi cơm điện (không được cho nắp và lưới vào nồi cơm).
- Phần gạo trong bát nấu cháo phải nằm dưới mức nước trong nồi cơm điện.
- Nấu cơm trong khoảng 30 phút trở lên (thời gian tuỳ thuộc vào từng loại nồi).
- Khi cháo chín, dùng miếng nắp nhựa vàng nhấc cốc cháo ra.
- Dùng thìa nghiền cháo trên lưới.
* Chú ý: Dùng vải mềm để rửa cốc nấu cháo ăn dặm cho bé. khi trải nghiệm lò vi sóng để hâm cháo, phải bỏ lưới nghiền.
Tham khảo cách 2: Cách nấu Cháo - Bột
Có rất nhiều mẹ đọc hướng dẫn sử dụng cốc nấu cơm nát cho bé ăn dặm dịch từ tiếng Nhật nhưng vẫn biểu là "tớ thấy khó thế", hoặc "tớ vẫn chưa biết làm thế nào", vậy mình hướng dẫn các mẹ theo "khoa học" và theo kinh nghiệm thế này cho dễ nhé:
Các mẹ nhìn trên cốc, có 3 cột 10 - 7 - 5 tức là cháo loãng 10 lần, 7 lần và 5 lần. Nếu bé từ bắt đầu tập ăn cháo loãng (hoặc ăn nước cháo hoặc cháo nghiền thành bột) thì các mẹ sẽ nấu cho con theo cột 10. Trên cột này có các vạch ngang có các số 2,3,4... Tức là các mẹ cho 2 thìa gạo sẽ đổ nước đến vạch số 2. 3 thìa sẽ đổ nước đến vạch số 3. Thìa có sẵn trong cốc nhé. Mà là thìa gạt chứ k phải thìa đầy ú ụ nhé. Tương tự, khi con ăn cháo đặc hơn thì các mẹ chọn cột loãng 7 lần. Nấu tương tự như cột 10. Con ăn cơm nát thì nấu theo cột loãng 5 lần. Nấu tương tự như cột 10 và cột 7.
Đong gạo bằng thìa, đổ vào cốc và vo gạo. Vo gạo bằng cách lắp rây lọc vào và úp ngược cốc xuống, nước sẽ qua rây lọc chảy xuống -> thế là vo được gạo mà không mất hạt nào
Đổ nước đến vạch tương ứng với số lượng thìa gạo đã đong (ví dụ 2 thìa đổ nước đến vạch số 2)
Chuẩn bị nồi cơm cho cả nhà như bình thường, sau đó cho cốc vào nồi cơm. Để nhẹ nhàng vào nồi, không ấn cốc xuống.
Đợi cơm cả nhà chín thì cơm con cũng chín. Chú ý trường hợp nhà ai dùng nồi chỉ 20-25 phút là cơm chín thì phải bật thêm lần nữa cơm của con mới chín nhừ được.
Nấu cơm cháo đúng cách, thành phẩm sẽ là hạt cháo chín nhừ tận lõi, trong veo, ăn mềm, tan trong miệng. Hạt cơm dẻo, mềm nhưng không khô.
Nhờ hơi nóng của cả nồi cơm và hương thơm của gạo của cả nồi cơm gia đình mà cơm của bé có mùi ngon đặc biệt. Không như khi nấu riêng cho con nồi nhỏ với một chút gạo đâu nhé. Rất rất ngon và chín nhừ tốt cho tiêu hóa của bé. Nếu dùng để nấu nước cháo các mẹ có thể dùng rây lọc để lấy nước cho con uống. Chú ý là trong khi nấu thì nhớ bỏ rây lọc và nắp ra nhé.
Tham khảo cách 3: Cách nấu Cháo - Bột
Định lượng chuẩn của gạo và nước như sau:
Cột ghi số 10: Tương ứng với tỉ lệ gạo/nước = 1/10. Tỉ lệ này được dùng nấu cháo cho bé 5,6 tháng ăn dặm. Lượng gạo sử dụng có thể là 1, 2 thìa. Theo tỉ lệ này thì: 1 thìa gạo nấu được 60g cháo.2 thìa gạo nấu được 120g cháo. Do đó tại cột số 10 có hai vạch số 1 và 2.
Cột ghi số 7: Tương ứng với tỉ lệ gạo/nước = 1/7. Tỉ lệ này được dùng nấu cháo cho bé 7,8 tháng ăn dặm. Lượng gạo sử dụng có thể là 2, 3, hoặc 4 thìa. Theo tỉ lệ này thì:2 thìa gạo nấu được 80g cháo. 3 thìa gạo nấu được 120g cháo. 4 thìa gạo nấu được 160g cháo. Do đó tại cột số 7 có ba vạch được đánh số từ số 2 đến 4.
Cột ghi số 5: Tương ứng với tỉ lệ gạo/nước = 1/5. Tỉ lệ này được dùng nấu cháo cho bé từ 9 tháng. Lượng gạo sử dụng có thể là 3, 4, 5, hoặc 6 thìa. Theo tỉ lệ này thì: 3 thìa gạo nấu được 90g cháo. 4 thìa gạo nấu được 120g cháo. 5 thìa gạo nấu được 150g cháo. 6 thìa gạo nấu được 180g cháo. Do đó tại cột số 5 có ba vạch được đánh số từ số 3 đến 6.
Cột ghi số 150 :Sử dụng khi cần đông nước để chế biến món ăn cho bé. Có các mức 50ml, 100ml ,150ml .
1. Đong lượng gạo định nấu, vo gạo thật sạch. Dùng rây đậy cốc lại rồi đổ hết nước vo gạo ra ngoài.
2. Đổ nước nấu cháo theo mức vạch ghi trong lòng cốc cháo (tương ứng với số thìa gạo đổ vào).
Ví dụ nấu cháo tỉ lệ 1:10, đong 2 thìa gạo thì đổ nước đến mức vạch số 2 của cột ghi số 10. Còn nếu đong 1 thìa gạo thì đổ nước đến mức vạch số 1 của cột ghi số 10.
- Đặt cốc nấu cháo đã chứa lượng gạo và nước theo chuẩn vào giữa nồi cơm điện (phải đặt trên lớp gạo trong nồi cơm điện). Chú ý: không được cho nắp và rây vào nồi cơm nấu cùng
- Ấn nút nấu cơm. Sau khi cơm chín, thì ủ cốc cháo thêm khoảng15- 30 phút trở lên rồi mới nhấc ra bằng nắp đậy bằng nhựa màu vàng.
- Dùng đầu còn lại của thìa nghiền cháo rây qua lưới (trong trường hợp nấu cháo theo tỉ lệ 1/10
Tùy theo từng bé mà khả năng ăn thô, ăn nhuyễn khác nhau. Rây lưới này đã đảm bảo độ thô cơ bản cho bé 5 tháng ăn dặm. Vì thế bạn ko cần phải lo lắng rằng sau khi rây mà thấy cháo vẫn lợn cợn. Nếu cảm thấy bất an, chúng ta có thể làm loãng cháo hơn bằng nước rau, nước dashi.
>>> Tham khảo bài viết: Trẻ ăn được cơm nát khi nào?
Mẹo nhỏ: đối với cháo loãng, trước khi cho bé ăn, dùng đũa đánh cháo lên (như đánh trứng), cháo sẽ bông lên chút xíu, trông đẹp mắt mà lại ngon nữa.
Chú ý: Dùng vải mềm để rửa cốc nấu cơm nát cho bé.
Để các bạn sẽ đỡ vất vả hơn cho việc làm đồ ăn dặm cho bé, không còn phải mất thời gian nhiều cho những công đoạn xay, nghiền, luôc nhừ...thức ăn bằng phương pháp thủ công khác.
Chúc các mẹ nấu thành công ngay lần đầu tiên nhé!
>>> Xem thêm: Bộ nồi nấu cháo bột cho bé Supor T0305
Copyright © 2024 NenMuaK