Công suất âm thanh lớn và rõ với mạch khuếch đại BTL 750 mW và loa đường kính đến 36mm
Công suất phát mạnh 4W
Kết cấu vững chắc đạt tiêu chuẩn MIL-STD-810 (quân đội Mỹ)
Cấp chống bụi và nước IP54
Pin Li-Ion dung lượng lớn cung cấp 17.5 giờ hoạt động
Chu trình hoạt động 5:5:90 với chế độ tiết kiệm năng lượng
Tích hợp chức năng kích phát bằng giọng nói VOX
200 kênh nhớ
1 kênh gọi nhanh và 6 kênh quét lập trình trước
Bộ mã hóa và giải mã CTCSS và DTCS có sẵn trong máy
Màn hình hiển thị 5 ký tự chữ và số
Chế độ quét kênh ưu tiên, kênh lập trình, kênh nhớ, quét nhảy kênh và quét tone
16 kênh nhớ tự động quay số DTMF
Chức năng khóa Bộ lặp (Repeater) và khóa kênh bận
Chức năng định thời gian phát
Chức năng tiết kiệm năng lượng và tự động tắt nguồn
Lập trình bằng máy tính (Với phần mềm CS-U80 tùy chọn)
Nhân bản các cài đặt từ máy này sang máy khác (Tùy chọn)
Khoảng cách kênh rộng / hẹp
Bước 1: Lựa chọn băng tần cho máy bộ đàm UHF vs VHF
- Máy bộ đàm cầm tay có 2 loại băng tần khác nhau: VHF (tần số 136-174MHz) và UHF (tần số 400-470MHz).
- Chú ý nếu bạn mua thêm để dùng chung với số máy đang có sẵn thì bạn cần biết các máy đang sử dụng là băng tần nào (VHF/UHF), tần số là bao nhiêu và model là gì để chọn mua máy mới có thể dùng chung được với hệ thống cũ.
Nên chọn UHF hay VHF
+ Nếu là khu vực trống trải, ít có vật cản giữa các máy bộ đàm: Nên chọn VHF
+ Nếu trong nhà cao tầng, nhiều công trình xây dựng trong thành phố: Nên chọn UHF.
+ Khả năng được cấp phép sử dụng tần số cho vùng bạn sử dụng bộ đàm.
Chú ý:
- Khoảng cách liên lạc tối đa giữa hai máy cầm tay từ 2 người đứng trên mặt đất ở ngoài trời, nơi trống trải khoảng 3Km, trong thành phố không quá 2km. Trong các tòa nhà cao tầng, nơi các công trình kiến trúc được xây dựng với mật độ dầy thì cự ly sẽ ngắn hơn đáng kể.
- Các máy cầm tay có thể liên lạc với trung tâm của mình cự ly xa hơn nhiều so với cự ly giữa 2 máy cầm tay nếu máy tại trung tâm là loại cố định/ lưu động có công suất lớn và có Anten đặt trên cột cao (càng cao liên lạc càng xa).
Để tăng cự ly liên lạc giữa các máy cầm tay hay máy lưu động với nhau có thể dùng Bộ lặp (có anten lắp ở vị trí cao).
Bước 2: Lựa chọn tính năng cho bộ đàm.
Bạn cần quan tâm đến các tính năng sau:
- Công suất phát RF. Máy cầm tay thường có công suất 4-5 W, có một số loại có công suất 5,5W hay đến 7W. Công suất cao giúp tăng cự ly liên lạc.
- Công suất âm thanh. Cần công suất lớn nếu bạn hay dùng máy ở môi trường ồn ào.
- Các tính năng bảo vệ, an toàn: Kết cấu vững chắc theo tiêu chuẩn Quân đội Mỹ (MIL-STD810), chống nước xâm nhập (chuẩn IPXX), phòng nổ (dùng trong khu vực dễ cháy nổ)…
- Có mạch mã hóa và giải mã CTCSS, DTCS. Giúp tránh nghe các cuộc liên lạc không cần thiết khi có nhiều nhóm người dùng sử dụng chung 1 kênh tần số.
- Chức năng kích phát bằng giọng nói (VOX) giúp hoạt động rảnh tay.
- Khả năng nhập tần số từ bàn phím của máy: rất tiện lợi thường có ở các dòng máy phổ thông, đôi khi tính năng này lại làm người dùng vô tình làm sai tần số của kênh đã đặt làm cho máy không liên lạc được với các máy khác.
- Máy gọn nhẹ.
Copyright © 2024 NenMuaK