Bộ đàm Motorola GP-2000 có tới 99 kênh, cho phép tổ chức một số lượng lớn người sử dụng. Nâng cao tính linh hoạt cho các nhóm nhân viên sử dụng bộ đàm. Vị trí của núm chuyển kênh được thiết kế ngay trên mặt trước của máy giúp bạn nhanh chóng và dễ dàng liên lạc với nhiều nhóm khác nhau.
Bộ đàm Motorola GP-2000 được thiết kế thích hợp để cầm tay, gói gọn với các tính năng nâng cao đáp ứng các yêu cầu phục vụ khác nhau. Motorola GP2000 mới đưa ra nhiều thuận lợi: âm thanh trung thực và đảm bảo tính riêng tư cho người sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau, như ở nhà máy, các khu dịch vụ, khách sạn, cửa hàng và các nghành công nghiệp dịch vụ khác.
Bộ đàm Motorola GP-2000 có các chức năng được lập trình dễ dàng thông qua bàn phím trên mặt trước của Motorola GP2000. Chức năng này cho phép bạn linh động thiết kế và cài đặt lại chức năng của máy ngay tại nơi đang công tác mà không phỉa lệ thuộc vào các thiết bị lập trình như máy vi tính, dây cáp và nguồn điện
Bộ đàm Motorola GP-2000 được thiết kế cho phép bạn có thể nói chuyện trong 8 tiếng mà không cần sạc hay mang theo pin dự phòng trong suốt một ca làm việc thông thường kéo dài 8 tiếng
Bộ đàm Motorola GP-2000 có 2 chế độ tiết kiệm pin: thông thường và nâng cao. Chức năng này giúp bảo tồn được năng lượng pin bằng cách chuyển qua chế độ rỗi khi không sử dụng máy, cho phép người sử dụng tiết kiệm Pin trong vòng 6 giờ
Bạn có thể cài đặt mã nhận diện riêng PL hay DPL cho từng người sử dụng hoặc từng nhóm để ngăn những cuộc gọi không mong muốn đến trên cùng một tần số. Máy GP2000 có nhiều hơn 3 số PL so với chuẩn thông thường giúp cho bạn có thể cài đặt thêm tùy theo yêu cầu thông tin trong tương lai.
Biểu tượng của Pin và độ mạnh của Motorola GP2000 giúp bạn chỉ cần lướt qua là có thể xác định được mức độ hoạt động của máy. Chữ và số hiển thị trên màn hình có thể là tên của kênh hoặc số tần số, cung cấp cho bạn một số thông tin cần thiết trong suốt quá trình công tác.
Hãng Motorola là một trong những hãng điện tử lớn trên thế giới với kinh nghiệm lâu năm sản xuất các thiết bị trong đó có bộ đàm Motorola. Bộ đàm Motorola của hãng sản xuất ra cung cấp cho thị trường toàn cầu với doanh số bán ra luôn nằm trong top 3 của thế giới. Với dòng bộ đàm Motorola hãng chú trọng sản xuất hai dòng tần số chính là UHF và VHF với đối tướng khách hàng chính là các văn phòng, cơ quan và công trường…Tất cả các bộ đàm Motorola bán ra tại thị trường Việt Nam đều được bảo hành chính hãng với chế độ bảo hành 24 tháng, 1 đổi 1 trong năm đầu tiên nếu có lỗi của nhà sản xuất.
Băng tần: VHF, UHF
Tần số: 136-174 Mhz, 403-440 Mhz, 435-480 Mhz
Nhiệt độ hoạt động: -30 ~ +60 °C Độ ổn định tần số: ±2.5 ppm Thời gian sử dụng Pin: (chu kỳ hoạt động 5-5-90) từ 8-11 giờ Chất liệu pin: Lithium Dung lượng pin: 1350mAh (NiMh) Số kênh nhớ: 99 kênh nhớ Khoảng kênh: 12.5/ 25 KHz Nguồn điện: 7,2 V Trở kháng Anten: 50 W Công suất: 5W (hight) - 1W (low) Công suất điều biến: 0.5W Giới hạn điều biến: 2.5 kHz Điều biến tần suất tiếng ồn: 40 dB Độ lệch âm chuẩn: £ 5% Độ nhạy: 0.25 mW Công suất âm lượng: 500 mWXuất xứ: Malaysia
Bảo hành: 24 tháng
Bước 1: Lựa chọn băng tần cho máy bộ đàm UHF vs VHF
- Máy bộ đàm cầm tay có 2 loại băng tần khác nhau: VHF (tần số 136-174MHz) và UHF (tần số 400-470MHz).
- Chú ý nếu bạn mua thêm để dùng chung với số máy đang có sẵn thì bạn cần biết các máy đang sử dụng là băng tần nào (VHF/UHF), tần số là bao nhiêu và model là gì để chọn mua máy mới có thể dùng chung được với hệ thống cũ.
Nên chọn UHF hay VHF
+ Nếu là khu vực trống trải, ít có vật cản giữa các máy bộ đàm: Nên chọn VHF
+ Nếu trong nhà cao tầng, nhiều công trình xây dựng trong thành phố: Nên chọn UHF.
+ Khả năng được cấp phép sử dụng tần số cho vùng bạn sử dụng bộ đàm.
Chú ý:
- Khoảng cách liên lạc tối đa giữa hai máy cầm tay từ 2 người đứng trên mặt đất ở ngoài trời, nơi trống trải khoảng 3Km, trong thành phố không quá 2km. Trong các tòa nhà cao tầng, nơi các công trình kiến trúc được xây dựng với mật độ dầy thì cự ly sẽ ngắn hơn đáng kể.
- Các máy cầm tay có thể liên lạc với trung tâm của mình cự ly xa hơn nhiều so với cự ly giữa 2 máy cầm tay nếu máy tại trung tâm là loại cố định/ lưu động có công suất lớn và có Anten đặt trên cột cao (càng cao liên lạc càng xa).
Để tăng cự ly liên lạc giữa các máy cầm tay hay máy lưu động với nhau có thể dùng Bộ lặp (có anten lắp ở vị trí cao).
Bước 2: Lựa chọn tính năng cho bộ đàm.
Bạn cần quan tâm đến các tính năng sau:
- Công suất phát RF. Máy cầm tay thường có công suất 4-5 W, có một số loại có công suất 5,5W hay đến 7W. Công suất cao giúp tăng cự ly liên lạc.
- Công suất âm thanh. Cần công suất lớn nếu bạn hay dùng máy ở môi trường ồn ào.
- Các tính năng bảo vệ, an toàn: Kết cấu vững chắc theo tiêu chuẩn Quân đội Mỹ (MIL-STD810), chống nước xâm nhập (chuẩn IPXX), phòng nổ (dùng trong khu vực dễ cháy nổ)…
- Có mạch mã hóa và giải mã CTCSS, DTCS. Giúp tránh nghe các cuộc liên lạc không cần thiết khi có nhiều nhóm người dùng sử dụng chung 1 kênh tần số.
- Chức năng kích phát bằng giọng nói (VOX) giúp hoạt động rảnh tay.
- Khả năng nhập tần số từ bàn phím của máy: rất tiện lợi thường có ở các dòng máy phổ thông, đôi khi tính năng này lại làm người dùng vô tình làm sai tần số của kênh đã đặt làm cho máy không liên lạc được với các máy khác.
- Máy gọn nhẹ.
Bước 3: Chọn nhãn hiệu và nơi mua:
Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều cửa hàng bán trôi nổi rất nhiều dòng máy bộ đàm để mua được dòng máy chất lượng, hoạt động ổn định bạn có thể đến với điện máy Quang Minh. Với nhiều năm kinh doanh trong lĩnh vực máy bộ đàm chúng tôi sẽ giúp bạn chọn được dòng máy phù hợp nhất.
Copyright © 2024 NenMuaK